Cách tính khối lượng
Hàng không:
Kích thước: [ Dài x Rộng x Cao (cm) / 5000 ] , sau đó so sánh với trọng lượng thực, số nào lớn hơn thì tính theo số đó.
Đường Biển:
- Tính mét khối món hàng: Chiều Dài kiện hàng X Rộng X Cao (m) = Số mét khối (m3)
Đóng gói chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa thông thường:
Các hàng không có trong danh sách hàng hóa đặc biệt thì được đóng gói theo cách thông thường là sử dụng vật liệu độn và gói từng hàng đơn lẻ.
- Sử dụng vật liệu độn có tính: chất mềm, chống sốc cho hàng hóa lót ở dưới đáy hộp, các thành bên và nắp của hộp đóng gói.
- Các vật được gói đơn lẻ sau đó với đặt vào trong hộp và giữa các vật được ngăn cách với nhau bởi các tấm vật liệu đệm: xốp , vải, bông….. Phải lấp đầy các khoảng trống trong hộp bằng các lớp lót, độn để tránh va chạm hàng hóa vào nhau trong quá trình vận chuyển gây hỏng hóc, hư hại, vỡ, đổ….
- Kiện hàng khi đóng gói phải có ít nhất một bề mặt nhẵn, phẳng để dán địa chỉ người nhận lên trên và dán tem mác
- Kiện hàng được đóng bằng bao dứa, thì phải đóng gói thêm 1 lớp thùng carton bên ngoài.
- Nếu hàng hóa có mũi nhọn hoặc vật nhô lên thì phải dùng giấy panel gấp hoặc miếng đệm lót buộc kín lại.
- Sử dụng các loại băng keo dán, dây đai nhựa để gói và buộc hàng, không được sử dụng giấy, vải hay dây thừng buộc kiện hàng.
- Hóa đơn để vào trong thùng hàng trước khi gói niêm phong và bên ngoài kiện hàng phải có giấy dán ghi loại mặt hàng và địa chỉ người nhận rõ ràng.
Đóng gói vận chuyển hàng hóa đặc biệt.
1. Đồ điện tử, linh kiện điện tử
Những hàng hóa điện tử bao gồm: máy tính, điện thoại, máy chụp hình, quay phim, màn hình LCD, Ram/chip, máy chiếu, máy in,… có tính chất dễ hư hỏng và vỡ. Vì vậy, những hàng hóa này phải được đóng gói đặc biệt và cẩn thận tránh sự va chạm trong quá trình vận chuyển:
- Chất liệu đóng gói bên ngoài là thùng carton, thùng gỗ;
- Chất liệu gói, lót bên trong là xốp, mút, giấy bọt khí,… có khả năng đàn hồi và chống lại các va chạm của hàng hóa trong quá trình chuyển phát nhanh;
- Dùng giấy bọt khí để bọc hàng hóa lại sau đó mới đặt vào thùng carton, thùng gỗ;
- Hoặc dùng xốp, mút lót vào bên trong hộp bao gồm đáy và các khung thành của hộp rồi mới đặt hàng hóa vào trong, đảm bảo xốp, mút phải vừa với hàng hóa, cố định hàng hóa trong hộp. Nếu trong hộp còn khoảng trống thì lót thêm độn bằng xốp, mút hoặc giấy bọt khí vào để lấp đầy khoảng trống sau đó mới đóng gói;
- Giống như hàng hóa thông thường, dùng băng dán hoặc dây đai nhựa để buộc, dán kiện hàng lại.
2. Hàng hóa dễ vỡ
Hàng hóa dễ vỡ như đồ gốm, đồ sành sứ, thủy tinh,… thì dùng giấy bọt khí và sử dụng hộp đóng gói kép để đóng gói:
– Dùng giấy bọt khí để gói sản phẩm:
- Giấy bọt khí có khả năng chống sốc tốt cho hàng hóa và có thể gói được hầu hết các loại sản phẩm với bất kì kích thước, hình dạng khác nhau. Những giấy có ô lớn thì khả năng đệm tốt hơn;
- Dùng giấy bọt khí gói kín sản phẩm, kể cả các đầu nhô ra, góc cạnh cũng phải bọc kín và có thể dùng nhiều lớp để đảm bảo an toàn cho sản phẩm;
- Gói riêng từng sản phẩm sau đó đặt vào thùng, hộp và các đầu, góc nhọn phải đặt hướng lên trên. Bên trong thùng, hộp cũng phải lót đệm ở đáy và thành hộp, độn hết những khoảng trống trong hộp;
- Mỗi mặt hàng cần được bọc bằng tấm bọt có kích thước ít nhất là hai inch (5,08 cm) và đặt cách vách thùng hai inch (5,08 cm) giúp cho các sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung do lực truyền vào từ ngoài thùng trong khi vận chuyển, đặc biệt là chuyển phát nhanh quốc tế đường dài.
– Sử dụng hộp kép đóng gói:
- Đóng hộp kép hay chính là đóng nhiều hộp để bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ ở những nơi mà việc đóng gói không phù hợp để vận chuyển qua các hãng vận tải như chuyển phát nhanh sử dụng hệ thống phân phối thủ công và tự động;
- Chọn một hộp chứa hàng vận chuyển mới có độ bền được khuyến nghị lớn hơn ít nhất 6 inch (15,44 cm) so với kích thước của thùng ban đầu. Lót xuống đáy của hộp chứa hàng vận chuyển mới bằng hai hoặc ba inch (5,08 cm đến 7,64 cm) vật liệu ép lỏng (đối với hàng hóa có khối lượng lên đến 10 lbs/ 4,54 kg), giấy gói bubble (đối với hàng hóa có khối lượng lên đến 50 lbs/44,68kg), giấy bọt khí phủ lên, tấm phủ polyetylen hoặc các vật liệu lót khác;
- Đặt thùng của nhà sản xuất ban đầu ở trên vật liệu lót và ở giữa hộp chứa hàng vận chuyển và đặt tấm lót xung quanh năm cạnh còn lại. Dán kín các nắp hộp bằng vật liệu và phương pháp được khuyên dùng.
3. Hàng hóa dạng chai lọ chứa chất lỏng
- Các hàng hóa dạng bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được bảo quản đặt trong một thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc, có khoảng trống ở giữa để lèn vật liệu hút chất lỏng (mùn cưa) đảm bảo hút hết chất lỏng trong trường hợp bình, lọ bên trong bị bể vỡ;
- Trước khi đóng gói, các chai lọ phải được đóng chặt nắp, bị kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị để dốc ngược;
- Nếu nhiều chai lọ để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm. Sử dụng thêm các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở, …
4. Hàng hóa có thể cuộn tròn
- Bao gồm các hàng hóa như: Tranh vẽ, bản đồ, lịch,… thì được cuộn tròn và cho vào ống nước bằng nhựa sau đó bịt kín hai đầu của ống nhựa lại.
5. Hàng hóa ấn phẩm
- Đối với các loại ấn phẩm như tạp chí, sách báo, catalogue,… phải được đóng gói chính xác để tránh dịch chuyển trong quá trình vận chuyển làm cho chúng bị bẩn, rách hay dính nước. Buộc hay cột bằng dải thun tất cả các ấn phẩm, sau đó lót đệm dưới đáy, thành bên và nóc hộp với vật độn.